Tầng hầm để xe không còn xa lạ gì trong cuộc sống hiện đại ngày nay, đặc biệt là đối với những người sinh sống tại các tòa nhà, khu chung cư, khu đô thị. Bởi vậy mà cách tính độ dốc tầng hầm sao cho chính xác và an toàn được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm. Bài viết hôm nay, Movic sẽ gửi đến bạn đọc các thông tin chi tiết về cách tính độ dốc của tầng hầm trên cơ sở ý kiến của các chuyên gia. Qua đó, bạn đọc có thể nắm được các bước tính toán chính xác, thuận tiện hơn trong quá trình xây dựng.
Tiêu chuẩn thiết kế đường dốc tầng hầm như thế nào là chính xác để đảm bảo an toàn?
Ram dốc là gì và ký hiệu ram dốc
Mục Lục
Ram dốc là một thuật ngữ bên kỹ thuật xây dựng, dùng để chỉ lối lên, lối xuống hầm của tầng hầm trong các công trình, dự án xây dựng như các tòa cao ốc, chung cư, trung tâm thương mại… Vì đây là lối dẫn xuống các tầng hầm và thấp hơn bề mặt đất thông thường nên chúng có độ dốc khá lớn.
Chính vì vậy, ram dốc luôn được tính toán để thiết kế vô cùng kỹ lưỡng nhằm tận dụng được tối đa không gian và đảm bảo an toàn cho mọi người sử dụng. Hiện nay, các công trình có thiết kế ram dốc tầng hầm thường được sử dụng nhiều tại các khu đô thị, nơi có mật độ dân cư sinh sống cao và quỹ đất hẹp, nhằm đáp ứng được nhu cầu thiết yếu và sử dụng hiệu quả nhất phần diện tích.
Tiêu chuẩn ram dốc tầng hầm
Độ dốc tầng hầm và thực tế cần độ dốc hầm cần biết
Một số các yếu tố khi thiết kế ram dốc tầng hầm cần phải tính toán dựa trên các yếu tố sau:
1. Về độ dốc tầng hầm
Độ dốc chính là yếu tố quan trọng nhất mỗi khi thiết kế các công trình có tầng hầm, bởi nó liên quan trực tiếp đến tốc độ và cách di chuyển của các phương tiện giao thông khi lên xuống hầm. Nếu không được tính toán cụ thể, chi tiết, chính xác có thể xảy ra những vấn đề nguy hiểm không mong muốn.
Khi xuống dốc, tốc độ của các phương tiện theo quán tính sẽ tăng lên, vì vậy, độ dốc cần phải được thiết kế để người điều khiển các phương tiện có thể kiểm soát được tốc độ một cách thuận tiện nhất, tạo cảm giác thoải mái cũng như đảm bảo an toàn mỗi khi lên xuống hầm.
Bên cạnh việc tính toán độ dốc hầm để xe thì việc sử dụng các rãnh xe và phần thiết kế bề mặt nhám góp phần làm giảm độ trơn và giúp các phương tiện giảm tốc độ hiệu quả hơn. Ngoài ra, các rãnh xe còn giúp hướng dẫn lối đi lên đi xuống cụ thể cho các phương tiện nhằm đảm bảo an toàn và tiện ích cho người sử dụng dịch vụ.
Độ dốc tối đa của ram dốc
2. Chiều cao của tầng hầm
Chiều cao của tầng hầm được tính là khoảng cách quy ước từ mặt vuông góc của ram dốc đến mép phía trên của tầng hầm. Khoảng cách này còn phụ thuộc rất nhiều vào các loại phương tiện được phép ra vào tầng hầm này. Thông thường, chiều cao của tầng hầm thường có thiết kế trung bình trong khoảng 2,2m, chiều cao này giúp các phương tiện có thể dễ dàng ra vào và tìm vị trí đỗ xe trong hầm.
Chiều cao hầm để xe phải được tính toán hợp lý để các phương tiện có thể thuận tiện ra vào và tìm vị trí đỗ xe
3. Chiều rộng của hầm để xe
Chiều rộng của hầm để xe sẽ quyết định trực tiếp về số lượng xe được phép chứa trong hầm và liên quan đến diện tích của bề mặt sàn thiết kế. Chiều rộng càng lớn thì càng đỗ được nhiều xe và tạo được các khoảng cách thoải mái giúp các phương tiện thuận tiện di chuyển, giúp người sử dụng phương tiện điều khiển dễ dàng hơn.
Chiều rộng hầm sẽ quyết định trực tiếp đến số lượng phương tiện mà hầm có thể chứa
Tiêu chuẩn thiết kế đường dốc tầng hầm
Với độ dốc hầm, các kiến trúc sư, kỹ sư phải thực hiện giám sát vô cùng chặt chẽ kể cả trong quá trình thiết kế cũng như thi công nhằm đạt được các tiêu chuẩn nhất định để đảm bảo an toàn và chất lượng của công trình. Các tiêu chuẩn cần tuân theo để đạt được sự ổn định về mọi mặt của độ dốc hầm như sau:
1. Tiêu chuẩn độ dốc xuống hầm
Công thức cơ bản để tính được đường dốc hầm cụ thể:
Ram dốc tầng hầm = chiều cao tính từ bề mặt bên ngoài đến bề mặt hầm / chiều dài đường hầm thiết kế
Theo công thức này thì nếu hầm càng ở vị trí thấp và có lối vào càng ngắn thì độ dốc sẽ có càng cao và ngược lại, nếu tầng hầm càng ở vị trí cao so với bên ngoài và lối dẫn vào hầm càng dài thì sẽ có độ dốc hầm càng thấp.
Theo dữ liệu được Neufert công bố, ram dốc tầng hầm được quy định trong khoảng từ 8,5% đến 14%. Trên thực tế ngày nay, mỗi quốc gia thường có các tiêu chuẩn khác nhau về độ dốc, chẳng hạn như ở Trung Quốc là từ 9% đến 12%, ở Hàn Quốc từ 14% đến 17%, ở Nga từ 13% đến 18% và ở Việt Nam trong khoảng từ 15% đến 20%.
Tiêu chuẩn thiết kế đường dốc tầng hầm đảm bảo an toàn nhất
2. Tiêu chuẩn về độ rộng của đường xuống hầm
Theo quy định ở nước ta, chiều rộng của đường dốc tầng hầm tối thiểu là 3m và cửa ra phải cách trục đường chính ít nhất là 3m để đảm bảo an toàn giao thông. Chiều rộng đường dốc hầm có ảnh hưởng lớn đến sự lưu thông thuận tiện khi ra vào hầm. Với tầng hầm của gia đình thì độ rộng này sẽ nhỏ hơn so với độ rộng của các công trình lớn như trung tâm thương mại hay khu chung cư bởi số lượng phương tiện ra vào thường xuyên không nhiều.
Bên cạnh đó, với các công trình lớn thì cần có hệ thống vạch kẻ chỉ dẫn và rãnh xe để phân rõ hai lối vào ra, hoặc tạo đường dốc hầm ra vào khác nhau để dể dàng lưu thông cũng như đảm bảo an toàn cho các phương tiện.
Về độ rộng của đường dốc hầm phải đảm bảo tiêu chuẩn để an toàn cho các phương tiện lưu thông
3. Tiêu chuẩn về chiều cao của đường hầm
Chiều cao của đường hầm theo quy định tại Việt Nam phải đạt tối thiểu là 2,2m. Tuy nhiên, tùy vào đối tượng xe được phép ra vào tầng hầm mà có thể lớn hơn nhiều, nhất là với các loại ô tô, xe cỡ lớn khác.
Bên cạnh đó, bên ngoài cửa đường hầm cũng cần có các bảng, dải phân cách hoặc tín hiệu chỉ dẫn nhằm thông báo về chiều cao của đường hầm để các phương tiện phù hợp chiều cao có thể ra vào, tránh để xảy ra tình trạng xe quá khổ bị kẹt…
Tiêu chuẩn về chiều cao của đường xuống hầm
4. Tính an toàn của đường dốc xuống hầm
Tính an toàn luôn được coi là tiêu chí hàng đầu mỗi khi thiết kế bất kỳ một đường dốc hầm nào. Cần đặt cửa tầng hầm ít nhất là 3m so với đường giao thông phía ngoài, sử dụng các con lươn, gương lồi tại vị trí các góc khuất… để đảm bảo mức độ an toàn khi lưu thông cho các phương tiện.
Nên thiết kế dạng tầng bán hầm hay tầng hầm chìm?
Tầng bán hầm được hiểu là tầng hầm mà một nửa chiều cao của nó nằm trên hoặc ngang với cốt mặt đất của công trình theo quy hoạch đã được phê duyệt.
Tầng hầm chìm là tầng hầm mà hơn một nửa chiều cao của nó nằm phía dưới cốt mặt đất của công trình theo quy hoạch đã được phê duyệt.
Cả hai kiểu tầng hầm này đều có công năng sử dụng và vai trò như nhau, chúng đều là nơi để xe, ngoài ra, chúng còn có tác dụng là tạo một lớp cách ẩm tốt cho ngôi nhà hoặc công trình của bạn.
Tuy nhiên thì tầng hầm chìm thường sẽ phù hợp với những nơi có điều kiện thời tiết khá lạnh, cần giữ ấm. Còn đối với những nơi mưa nhiều, nóng ẩm như ở Việt Nam thì khuyên các chủ đầu tư nên lựa chọn làm tầng bán hầm sẽ phù hợp hơn. Tầng bán hầm dễ dàng thông thoáng, cũng không phải di chuyển xuống quá sâu nên dễ sinh hoạt hơn. Ngoài ra, tầng bán hầm còn tốt về mặt phong thủy, tầng bán hầm sẽ tạo lớp cách ẩm, tạo cho không gian thoáng hơn, không khí lưu thông một cách dễ dàng, có thể giảm đi những khí xấu.
1. Chi phí để xây dựng tầng hầm
Câu hỏi về chi phí để xây dựng tầng hầm được nhiều chủ đầu tư quan tâm. Để tính toán được chi phí xây dựng tầng hầm thì cần phải tính toán được về diện tích của tầng hầm. Mỗi diện tích sẽ được tính toán cụ thể như sau:
- Nếu độ sâu của tầng hầm nhỏ hơn hoặc bằng 1.2m so với cote vỉa hè thì sử dụng công thức tính: =150% diện tích x đơn giá xây dựng thô
- Nếu độ sâu của tầng hầm từ 1,2m đến 1,8m so với cote vỉa hè thì được tính bằng công thức: = 170% x đơn giá xây dựng thô.
- Nếu độ sâu của tầng hầm từ 1,8m đến 2,5m so với cote vỉa hè thì được tính bằng công thức: = 200% x đơn giá xây dựng thô
- Nếu độ sâu của tầng hầm trên 2,5m so với cote vỉa hè thì được tính bằng công thức: = 300% diện tích x đơn giá xây dựng thô.
Tính toán chi phí để xây dựng tầng hầm
2. Đảm bảo mức độ an toàn khi sử dụng tầng hầm
Để đảm bảo sự an toàn và thuận lợi cho gia chủ khi sử dụng tầng hầm thì nên hạn chế đường cong trong tầng hầm. Không nên bố trí đường hầm gara gần đường giao thông để tránh xảy ra tai nạn. Ngoài ra, để để bảo mức độ an toàn cho tầng hầm thì phải tạo ra độ ma sát như rãnh xe, chống trơn dưới tầng hầm. Ngoài ra, ánh sáng tầng hầm cũng phải được đảm bảo bằng việc sử dụng những bóng đèn neon hoặc đền compact để đủ ánh sáng nhưng vẫn tiết kiệm điện.
Sử dụng đèn để đảm bảo độ sáng cho tầng hầm tạo sự an toàn cho các phương tiện
Một số giải pháp chống trơn trượt cho ram dốc tầng hầm
Hiện nay, nhiều công trình sử dụng phương pháp rãnh ram dốc trong thi công đường dốc tầng hầm để đảm bảo chống trơn trượt cho lối ra vào tầng hầm. Rãnh ram dốc có thể khống chế trơn trượt hiệu quả mà lại không tốn nhiều chi phí. Phần thi công rãnh ram dốc có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau như:
- Khi nền bê tông chưa khô hẳn thì dùng các công cụ như thước cứng hay các dụng cụ khác để tạo nên các đường rãnh dốc, đến khi nền khô sẽ trở thành các đường rãnh cố định. Mặc dù cách này vô cùng đơn giản nhưng lại không có tính thẩm mỹ cao.
- Ngoài ra, có thể tạo rãnh trên nền bê tông khô bằng cách sử dụng các thiết bị cắt bê tông. Phương pháp này tạo được những đường rãnh đẹp mắt và chỉnh chu hơn, giúp nâng cao hiệu quả thẩm mỹ nhưng lại đòi hỏi nhiều công sức để thực hiện.
- Ngoài ra, có thể sử dụng các biện pháp khác như sơn chống trơn trượt, làm nhám bề mặt ram dốc cũng được sử dụng phổ biến nhằm chống trơn trượt cho những con đường dốc tầng hầm.
Có nhiều biện pháp để chống trơn trượt cho lối xuống tầng hầm
Một số lưu ý về tầng hầm và tiêu chuẩn thiết kế cần biết
Khi thiết kế ram dốc tầng hầm cần phải lưu ý như sau:
- Chiều cao của đường dốc tầng hầm tối thiểu là 2,2m
- Chiều rộng sử dụng cho các công trình xây dựng lớn tối thiểu là 3m
- Lối ra của tầng hầm phải cách đường giao thông phía ngoài ít nhất là 3m và không được thông với hành lang
- Số lượng lối đi phải đảm bảo có ít nhất 2 lối lên xuống để các phương tiện lưu thông được thuận tiện và an toàn.
- Độ dốc ramp dốc xe máy tối thiểu của đường dốc tầng hầm là 13% và đường dốc theo phương thẳng tối đa là 17%
- Cần thiết kế thang máy cả dưới tầng hầm để có thể thuận tiện di chuyển lên các tầng khác của tòa nhà.
- Sử dụng các loại vật liệu chống trơn trượt tốt để đảm bảo an toàn và mang đến sự thuận tiện cho các phương tiện khi lưu thông.
- Cần thiết kế hệ thống thoát nước hợp lý và các biện pháp khác để chống ngập lụt hiệu quả cho tầng hầm.
Trên đây, Movic đã gửi tới bạn đọc các thông tin cơ bản về cách tính độ dốc tầng hầm. Hy vọng bài viết này có thể giải đáp được phần nào những thắc mắc của bạn đọc về vấn đề này và sẽ được các bạn áp dụng một cách hiệu quả nhất.
Bài viết cùng chuyên mục :