Hiện nay, việc xây dựng nhà không chỉ cần sự đẹp đẽ, độc đáo mà còn phải quan tâm đến sự chắc chắn. Và khoảng cách xà gồ mái tôn là yếu tố được chú trọng hơn cả. Vậy khoảng cách giữa xà gồ và mái tôn tính như thế nào thì hợp lý? Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để có thể có thêm kiến thức cũng như kinh nghiệm để giải đáp được những thắc mắc liên quan đến lĩnh vực này, bạn nhé!
Khoảng cách xà gồ mái tôn trong thiết kế nhà ở.
Xà gồ, vai trò và phân loại
Mục Lục
- 1 Xà gồ, vai trò và phân loại
- 2 Tại sao nên tính khoảng cách xà gồ mái tôn?
- 3 Cách tính khoảng cách xà gồ mái tôn hợp lý
- 4 Các loại xà gồ lợp mái tôn phổ biến hiện nay
- 5 Một số tiêu chuẩn tải trọng mái tôn và xà gồ
- 6 Khoảng cách xà gồ mái tôn
- 7 6 bước cần chuẩn bị cho căn nhà cấp 4 – khoảng cách xà gồ mái tôn nhà cấp 4
Khái niệm xà gồ
Trước khi đi vào việc tính toán khoảng cách xà gồ mái tôn, bạn cần phải nắm được khái niệm xà gồ là gì. Xà gồ ở đây là một khái niệm phổ biến trong xây dựng, là một bộ phận chống đỡ sức nặng của phần mái với sự hỗ trợ của các bức tường, kèo gốc, dầm thép để có thể tạo nên độ chắc chắn cho tầng mái của ngôi nhà.
Vai trò của xà gồ
Trong lĩnh vựcxây dựng, xà gồ được ứng dụng để làm phần mái, làm khung cho các công trình. Ví dụ như trong công trình nhà xưởng, xà gồ thường sẽ được sử dụng để làm khung. Trong xây dựng nhà kho thì xà gồ sẽ được sử dụng để làm phần kèo thép tăng độ cứng chắc cho hệ thống tầng mái của công trình.
Như vậy bạn sẽ thấy xà gồ là một bộ phận vô cùng quan trọng trong một công trình, là một yếu tố quyết định sự bền, đẹp và bền chắc, tránh được những tác động từ thời tiết và thiên tai đối với công trình của bạn.
Phân loại xà gồ
Theo nguyên liệu sản xuất
Nguyên vật liệu thông dụng thường được dùng để làm xà gồ đó là: Thép đen, loại thép mạ kẽm và các hợp kim nhôm kẽm.
Xà gồ thép đen
Xà gồ loại thép đen được chế tạo bằng cách cán nóng thép đen theo các tiêu chuẩn công nghệ, sau đó có thể sử dụng các mối hàn để nối thanh thép non với nhau.
Với chất liệu này sẽ có được ưu điểm đó là: Nhẹ, chắc bền và sẽ không bị uốn cong khi có tác động mạnh. Bên cạnh đó thì chất liệu này còn có khả năng chống cháy, chống mối mọt tốt và không gây ô nhiễm môi trường.
Phân loại các loại xà gồ.
Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm vốn có thì xà gồ thép đen cũng sẽ có những nhược điểm đó là một độ nhám thấp và tính thẩm mỹ không cao vì lớp bên trong không có mạ và lớp bên ngoài dễ bị rỉ sét. Theo quy định của các nhà sản xuất thì độ dài sẽ bị hạn chế tối đa 6m nên không phải công trình nào cũng có thể đưa vào sử dụng được.
Xà gồ thép mạ kẽm
Xà gồ thép mạ kẽm là loại xà gồ thường được làm từ những tấm thép cán nóng và cán nguội sau đó phủ một lớp kẽm lên bề mặt.
Xà gộ mạ kẽm trong gà gồ mái tôn.
Ưu điểm của kiểu xà gỗ thép mạ kẽm này đó là: Đồ bền cao và khả năng chống ăn mòn và rỉ sét trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Bên cạnh đó việc thi công là sắp đặt vô cùng dễ dàng, nhanh chóng và kích thước phù hợp với nhiều loại công trình.
Nhược điểm của loại xà gồ này đó là ít các chủng loại để lựa chọn và có khả năng chịu lực kém nên không phải công trình nào cũng có thể đưa vào sử dụng được.
Xà gồ thép mạ hợp kim nhôm kẽm
Đây là một loại xà gồ được làm từ vật liệu thép cán nóng và cán nguội sau đó được phủ thêm một lớp mạ hợp kim có lớp nhôm kẽm lên bề mặt. Loại xà gồ này thường được sử dụng nhiều trong các kết cấu thép và nhà xưởng, các cột kèo thép hay dân dụng.
Ưu điểm của loại xà gồ này đó là có khả năng chống ăn mòn và mức độ gỉ sét tốt. Độ bền cao với kích thước vô cùng đa dạng, phù hợp với nhiều loại công trình. Bên cạnh đó cũng sẽ tiết kiệm được chi phí bảo dưỡng trong cả quá trình sử dụng.
Phân loại theo hình dạng
Theo hình dạng thì xà gồ sẽ thường được phân loại theo xà gồ chữ C và loại xà gồ chữ Z.
Xà gồ chữ Z phổ biến trong xây dựng.
Với xà gồ chữ C là một loại xà gồ có mặt cắt dạng chữ C và thường được sử dụng khi xây dựng các nhà xưởng có thêm bước cột dưới 6m.
Xà gồ chữ C theo quy định chuẩn.
Xà gồ chữ Z là một loại xà gồ có mặt cắt dạng chữ Z và được sử dụng trong các công trình có bước cột lớn hơn 6m.
Tại sao nên tính khoảng cách xà gồ mái tôn?
Có câu hỏi đặt ra là có cần thiết phải tính khoảng cách xà gồ với mái tôn không. Như bạn đã biết thì xà gồ là khung chống đỡ cho mái tôn và việc tính toán số liệu hợp lý sẽ giúp cho bạn rất nhiều trong quá trình thi công và sử dụng. Sau đây là một số lợi ích của việc tính khoảng cách xà gồ mái tôn.
Tính khoảng cách xà gồ mái tôn để làm gì?
An toàn khi sử dụng
Điều đầu tiên thì bạn có thể dễ dàng thấy được khi tính khoảng cách xà gồ mái tôn đó là độ an toàn khi sử dụng. Bố trí xà gồ sao cho đúng tiêu chuẩn sẽ giúp rất nhiều nâng đỡ mái tôn cũng như đảm bảo được kết cấu chung của toàn bộ ngôi nhà. Việc đảm bảo này cũng sẽ giúp bạn sử dụng công trình an toàn hơn, đó cũng là lý do hàng đầu trong việc thi công và thiết kế nhà ở cũng như nhiều loại công trình khác. Vì vậy lời khuyên mà chúng tôi đưa ra đó là đừng nên bỏ qua hạng mục này nhé.
Độ bền cao, sử dụng lâu dài
Điểm cộng thứ hai của việc tính khoảng cách xà gồ mái tôn đó là việc tính toán hợp lý sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều, không phải là việc tháo ra đóng lại nhiều lần khi sử dụng. Độ bền của xà gồ mái tôn tốt sẽ giúp cho công trình của bạn có tuổi thọ cao hơn rất nhiều và ít hư hỏng.
Đặc biệt là với những nơi có khí hậu khắc nghiệt thì việc tính toán cần phải chi tiết và đúng kỹ thuật để có thể đảm bảo không bị tác động bên ngoài mà làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
Tiết kiệm chi phí
Không chỉ đảm bảo cho sự an toàn trong quá trình sử dụng mà việc tính toán hợp lý còn giúp cho bạn tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Chi phí ở đây đó là chi phí thi công và sửa chữa trong quá trình sử dụng. Độ bền cao cũng sẽ giúp bạn không phải sửa đi sửa lại nhiều lần và như vậy thì bạn đã có thể tiết kiệm được một khoản đáng kể cho gia đình bạn đó.
Lợi ích của xà gồ.
Như vậy, bạn đã nắm được tầm quan trọng của cách tính khoảng cách xà gồ mái tôn rồi phải không. Để nắm được cách tính nào là đúng tiêu chuẩn, hãy cùng chúng tôi theo dõi phần tiếp theo trong bài viết này nhé.
Cách tính khoảng cách xà gồ mái tôn hợp lý
Các yếu tố xác định khoảng cách xà gồ lợp mái tôn
Khoảng cách xà gồ mái tôn phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:
Độ dày vật liệu cấu tạo nên mái: Bao gồm xà gồ (hay gọi là đòn tay), kèo và phần tôn lợp.
Độ dốc mái: Đây là một tiền đề để chuẩn bị vật liệu cũng như tính toán được khoảng cách xà gồ mái tôn phù hợp. Độ dốc mái tôn còn phụ thuộc vào chiều dài mái cần thoát nước, lưu lượng của nước mưa ở nơi thi công và tính thẩm mỹ của cả công trình.
Công thức tính độ dốc của mái tôn này sẽ được xác định bằng khoảng cách từ điểm cao nhất và điểm thấp nhất. Độ dốc mái tôn bằng chiều cao mái trên chiều dài mái.
Thông thường khoảng cách xà gồ sẽ từ 70 – 90cm với một lớp tôn, 80 – 120cm với tôn xốp chống nóng là sẽ hợp lý.
Khoảng cách xà gồ mái tôn hợp lý và đảm bảo an toàn cho công trình của bạn.
Khoảng cách xà gồ mái tôn đạt tiêu chuẩn
Tùy theo từng công trình xây dựng với từng loại khung kèo khác nhau mà khoảng cách xà gồ mái tôn cũng sẽ khác nhau. Đối với những hệ khung kèo hai lớp thì khoảng cách vì kèo lý tưởng là từ khoảng 1100 đến 1200mm. Đối với hệ kèo ba lớp thì khoảng cách lý tưởng nhất là từ khoảng 800 đến 900mm.
Cách tính xà gồ mái tôn theo phong thủy
Xà gồ theo Sinh – Trụ – Trụ – Hoại – Diệt
Phương pháp tính xà gồ (hay đòn tay) thường như sau: Thanh đầu tiên sẽ là SINH, thanh thứ nhì sẽ là TRỤ, thanh thứ ba sẽ là HOẠI, thanh thứ tư sẽ là DIỆT. Và cứ tiếp tục như thế thì thanh thứ năm SINH, thanh thứ sáu sẽ là TRỤ, thanh thứ bảy là HOẠI và thanh thứ tám sẽ là DIỆT. Từ đó, ta có thể rút ra quy luật và có công thức như sau:
SINH=[4 x n +1] Trong đó, có “n” là số chu kỳ lặp lại để có thể ra một số SINH và TRỤ đẹp.
Khoảng cách xà gồ lợp tôn được tính như thế nào?
Xà gồ theo trực tuổi
Đầu tiên thì ta cần xác định tuổi của gia chủ để tra bảng Trực – Tuổi. Tiếp theo là phải lấy phần đòn giông làm trạch chủ rồi bắt đầu khởi tại Trực của trạch chủ rồi cứ như thế đếm xuống tới bậc đầu tiên là bậc số 1 và phải tìm trực của phu tử.
Bước sau cùng là nên xem xét đánh giá Trực chủ và Trực phu tử về mặt ngũ hành, nếu sinh là tốt và nếu khắc là xấu.
Xác định độ dốc mái dựa trên biến đổi toán học thuần túy
Để xác định được khoảng cách xà gồ mái tôn hợp lí đầu tiên cần phải tính độ dốc mái. Độ dốc tối thiểu phải lớn hơn 15% đối với tất cả mọi công trình. Các công trình thường thì có xu hướng thiết kế mái dốc để khi trời mưa nước sẽ thường chảy nhanh và thoát nhanh hơn.
Độ dốc của mái phụ thuộc vào vật liệu, thiết kế và hình thức cấu tạo, chi phí ngân sách và độ lành nghề của thợ.
Dựa vào các công thức tính góc của toán học để tính góc tạo bởi mái và hệ trần nhà sao cho mái có được độ dốc phù hợp.
Các loại xà gồ lợp mái tôn phổ biến hiện nay
Một số loại thép trong công nghiệp như thép hình và xà gồ được sử dụng hầu hết trong tất cả những công trình thi công hiện nay kể cả công trình nhà ở dân dụng hay là ở các công trình lớn như nhà xưởng và nhà kho… Trong đó thì xà gồ thường dùng để lợp mái tôn được sử dụng nhiều nhất là xà gồ hình C và là xà gồ hình Z.
Xà gồ hình C có kiểu thiết kế giống với chữ C, gồm có 2 loại là xà gồ đen và xà gồ mạ kẽm, trong đó thì xà gồ mạ kẽm được đánh giá cao hơn cả về chất lượng và độ bền hơn gấp nhiều lần so với xà gồ đen. Tùy theo kinh phí của các gia đình mà các bạn nên cân nhắc lựa chọn loại xà gồ cho phù hợp. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn luôn khuyên quý khách hàng là một lựa chọn xà gồ mạ kẽm để có thể đảo bảo công trình bền mãi với thời gian, hạn chế việc tu sửa và có thể thay thế. Là sự lựa chọn tối ưu của gia đình bạn.
Tương tự, xà gồ hình Z cũng có kiểu thiết kế giống hình chữ Z, cũng có 2 loại là xà gồ đen và xà gồ mạ kẽm với các kích thước vô cùng đa dạng và rất phù hợp với mọi công trình. Thực chất là 2 loại xà gồ hình C và loại xà gồ hình Z chỉ khác nhau duy nhất ở hình dạng, còn cách tính khoảng cách xà gồ mái tôn thì vẫn như nhau.
Một số tiêu chuẩn tải trọng mái tôn và xà gồ
Thợ thi công thì cần phải đảm bảo thực hiện theo đúng hệ thống các tiêu chuẩn sau đây để đảm bảo được chất lượng cho hệ thống mái tôn xà gồ.
Hệ thống các tiêu chuẩn chung
Hệ thống các tiêu chuẩn chung thì sẽ bao gồm: TCVN 2737 (Tiêu chuẩn về tải trọng và các tác động), TCXD 229 (Chỉ dẫn cách tính toán thành phần động của tải trọng theo tiêu chuẩn), TCXDVN 293 (Chống nóng cho công trình nhà ở), TCXDVN 338 (tiêu chuẩncyar thiết kế, TCXD 149 (Bảo vệ cho kết cấu xây dựng khỏi bị ăn mòn)…
Khoảng cách kèo mái tôn.
Tiêu chuẩn cụ thể
Tùy vào các đặc điểm của từng loại công trình khác nhau ,à thợ thi công phải đảm bảo hệ các thống tiêu chuẩn để mái tôn được hoàn thiện cùng với chất lượng tốt nhất, an toàn nhất và tiết kiệm chi phí nhất.
Những tiêu chuẩn về tải trọng của mái tôn và xà gồ sẽ nhằm mục đích chống nóng, chống ồn và chống xô lệch không khớp với vị trí như thiết kế ban đầu.
Tiêu chuẩn chất liệu tôn
- Khi thiết kế và thi công lắp đặt mái tôn và xà gồ, người thợ cần phải chú ý các đến chất liệu của vật tư và đặc biệt là chất liệu của tôn.
- Hiện nay thì trên thị trường có rất nhiều loại tôn khác nhau, mỗi loại sẽ có những ưu điểm riêng. Tùy thuộc vào yếu tố địa hình, khí hậu, kết cấu công trình và các nhu cầu gia chủ để lựa chọn loại tôn phù hợp nhất. Có 3 loại tôn thường được ưa chuộng là: tôn 1 lớp, tôn 3 lớp và loại tôn siêu nhẹ chống nóng và chống ồn.
- Để đảm bảo cho tải trọng mái tôn và xà gồ được đúng với thiết kế thì người thi công không nên bỏ qua những tiêu chuẩn về khoảng cách xà gồ.
- Xà gồ là một phần quan trọng giúp cho phần mái tôn được giữ an toàn và được định vị trên cao. Chất lượng của xà gồ cần được đảm bảo để khả năng nâng đỡ mái là tốt nhất.
- Tải trọng của mái tôn và loại xà gồ này là một phần rất quan trọng. Nó đánh giá về mức độ an toàn và cả sự bền đẹp của công trình xây dựng.
Tiêu chuẩn chất liệu tôn của xà gồ.
Khoảng cách xà gồ mái tôn
Phần mái là một phần rất quan trọng trong nhà xưởng nên việc tính toán và lựa chọn xà gồ sao cho hợp lý là điều vô cùng cần thiết. Nó phải vừa đáp ứng được các yêu cầu làm việc của nhà xưởng, vừa phải đảm bảo cho chi phí tiết kiệm nhất. Và hiện nay phần mái được lợp bằng hệ thống mái tôn là chủ yếu nên xà gồ được làm bằng khung sắt. Vì vậy tính toán khoảng cách xà gồ mái tôn là điều rất quan trọng.
Tính độ dốc mái để tính khoảng cách xà gồ
Để có thể thoát nước một cách dễ dàng, mái nhà cần phải có một độ dốc nhất định. Độ dốc lớn hay nhỏ còn phụ thuộc vào vật liệu cấu tạo mái và hình thức kiến trúc, hình thức kết cấu, hình thức cấu tạo, thời tiết khí hậu và phong tục tập quán, cũng như giá thành trong xây dựng.
Khoảng cách xà gồ cho mái tôn.
Tùy theo thiết kế của từng loại công trình mà độ dốc khi thi công làm mái tôn là các kích thước khác nhau nhưng độ dốc tối thiểu là khoảng >40%
Khoảng cách giữa các xà đỡ được xác định dựa trên cơ sở những thí nghiệm chịu tải trọng của mái tôn trước gió và là sự đi lại trên mái trong quá trình lắp đặt và bảo dưỡng.
Khoảng cách tối thiểu giữa các xà gồ tại vị trí đỉnh mái cho trường hợp thi công làm mái tôn cong.
Tính được nhịp hẫng và nhịp giữa
Trong trường hợp có độ dốc mái là tối thiểu, yêu cầu xà gồ mái phải thật phẳng, thì phần úp nóc trên mái và các điểm chồng, nối tôn phải được xử lý một cách thật kín để tránh rò rỉ nước.
6 bước cần chuẩn bị cho căn nhà cấp 4 – khoảng cách xà gồ mái tôn nhà cấp 4
Nhà cấp 4 mái tôn đang được nhiều gia đình các gia chủ lựa chọn, nhất là các gia đình ở nông thôn hiện nay. Bởi khả năng tăng độ bền, vẻ đẹp, giúp giảm chi phí năng lượng cho ngôi nhà bạn. Với những ưu điểm trên thì trong quá trình thiết kế xây dựng nhà cấp 4 mái tôn gia chủ cần phải chuẩn bị những gì? Hãy cùng chúng tôi theo dõi tiếp bài viết dưới đây nhé!
Đo diện tích nhà cấp 4 mái tôn
Trong quá trình lắp đặt thì công đoạn đo đạc luôn là quá trình được thực hiện đầu tiên. Đối với mái tôn cho nhà cấp 4 này cũng không phải là ngoại lệ. Bạn cần đo lường một cách chính xác để đặt mua số lượng mái tôn và các phụ kiện phù hợp cho các mẫu nhà cấp 4 đang dự kiến thực hiện.
Khoảng cách xà gồ mái ngói.
Để đo lường một cách chính xác thì bạn nên đo điểm mốc từ mặt đất để có thể vừa đảm bảo giữ cho mình an toàn và vừa tăng độ chính xác. Còn nếu như bạn phải leo lên mái nhà để đo diện tích không gian thì hãy chắc chắn rằng bạn đã đứng trên vị trí an toàn và thuận lợi.
Xác định độ dốc của mái nhà.
Độ dốc của mái nhà thường được xác định bằng khoảng cách điểm cao nhất và điểm thấp nhất của mái nhà. Đây là một bước rất quan trọng khi thi công lợp mái tôn cho căn nhà cấp 4. Bởi đây là tiền đề quyết định những vật liệu cần thiết để chuẩn bị cũng như cách tính khoảng cách xà gồ mái tôn sao cho phù hợp.
Xác định độ dốc của mái nhà.
Sử dụng yếu tố dốc để xác định được diện tích mái
Đo diện tích (tính bằng chiều dài x chiều rộng) trên mặt đất, rồi sau đó nhân với độ nghiêng (theo dạng thập phân). Điều này còn có nghĩa là hình dạng yếu tố dốc là: Chiều dài nhân với chiều rộng x độ dốc.
Cách tính độ dốc mái tôn về cơ bản sẽ được tính theo công thức chung I = H/L
Trong đó:
i : Là ký hiệu của độ dốc mái.
H : Là chiều cao của mái.
L : Là chiều dài của mái.
Chất liệu của mái tôn
Trên thị trường hiện nay thì có khá nhiều loại tôn cho chúng ta có thể lựa chọn như tôn mạ kẽm, tôn cán sóng, tôn lạnh, tôn cách nhiệt hay các loại tôn giả ngói… Tuy nhiên bạn cần lựa chọn tôn phù hợp với cả về giá cả cũng như các chức năng mà bạn đang mong muốn nhất. Từ đó, bạn cần chuẩn bị thêm các dụng cụ cho công đoạn thi công lắp mái tôn như là các máy cưa hoặc máy cắt kim loại, súng chuyên dụng để bắn ốc vít và máy khoan…
Các chất liệu sử dụng làm mái tôn.
Chuẩn bị nơi làm việc
Để làm cho việc cài đặt của bạn trở nên dễ dàng và thuận tiện nhất thì điều quan trọng là phải có được một khu vực làm việc được tổ chức tốt. Bạn sẽ cần một thùng lớn để có thể chứa các đồ bỏ đi (mái nhà cũ và các mảnh vỡ), một nơi đặt các công cụ, và giàn giáo hoặc các bậc thang của bạn thiết lập. Lưu trữ những vật liệu trong một khu vực có thể tiếp cận dễ dàng và được bảo vệ khỏi thời tiết. Các tấm được chống thời tiết nhưng cũng có thể gây ra vết bẩn nếu bị tiếp xúc quá nhiều với độ ẩm.
Hãy sắp xếp mọi thứ thật ngăn nắp và logic để cho quá trình thi công diễn ra thuận lợi và không gặp phải bất kỳ rủi ro, tình trạng kiếm đồ dùng, vật liệu như là việc mò kim đáy biển.
Loại bỏ mái nhà cũ
Để lắp đặt được mái tôn cho nhà cấp 4 cần dỡ bỏ mái nhà cũ đi thì trong quá trình di chuyển, dỡ bỏ mái nhà cũ đi bạn cần thực hiện với tốc độ chậm, không cần cố gắng để bưng bê di dời hoặc là thực hiện quá nhiều mái nhà cũ cùng một lúc để đảm bảo cho sự an toàn.
Sửa chữa bất kỳ thiệt hại nào
Với các vật liệu cũ bị loại bỏ, xương trần của khung mái. Nếu như có bất kỳ thiệt hại cho vỏ bọc (phần gỗ ở dưới mái vòm), cách nhiệt, hoặc là thông gió, hãy sửa nó ngay lập tức.
Nếu như bạn gặp bất kỳ cái đinh hay ốc vít lớn nào nằm rải rác thì hãy lấy chúng ra và đặt chúng trong thùng rác hoặc là lấy búa đập vào sâu để chúng không phải là mối nguy hiểm cho bất cứ ai trong quá trình làm việc.
Nếu như bạn cần định vị lại các máng xối thì cũng hãy thực hiện trong lúc này.
Lợp la phông
Điều này giúp ngăn chặn được độ ẩm và giảm nhiệt cho ngôi nhà cấp 4 của bạn. Sử dụng các mái che để che toàn bộ phần mái nhà. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều mẫu mã cũng như chủng loại la-phông khác nhau. Rất dễ dàng cho bạn chọn lựa được các thiết kế phù hợp với nhà có mái tôn đơn giản.
Trên đây là một số thông tin về khoảng cách xà gồ mái tôn. Về khái niệm, phân loại cũng như cách tính khoảng cách xà gồ mái tôn sao cho hợp lý và đạt tiêu chuẩn xây dựng nhất. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi vừa cập nhật ở trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình xây dựng nhà ở hay các công trình thiết kế khác. Cảm ơn các bạn đã theo dõi và đọc bài viết trên.