Nhắc đến khái niệm móng bè chắc hẳn nhiều người sẽ cảm thấy đây là thuật ngữ vừa lạ vừa quen. Lạ ở chỗ ít ai hiểu ý nghĩa đầy đủ của móng bè, quen ở chỗ được nghe nhắc nhiều trong thi công các công trình nhà ở, nội thất. Ở bài viết này Movic sẽ giúp các bạn hiểu hơn về móng bè là gì và chia sẻ toàn bộ kinh nghiệm thiết kế móng bè để loại bỏ yếu tố lạ khi nhắc về khái niệm này.
Móng bè là gì? Tìm hiểu về thiết kế móng bè
Mục Lục
Móng bè là kết cấu kỹ thuật xây dựng nằm dưới cùng của một công trình
Móng bè là gì
Móng bè phù hợp sử dụng cho các công trình có kết cấu chịu lực cao, công trình nhà ở cao tầng. Thiết kế móng bè cho các công trình là giải pháp an toàn và hiệu quả nhất. Móng nền có chắc, có kiên cố thì ngôi nhà mới được đảm bảo an toàn trong tương lai. Như vậy ta có thể hiểu móng bè là gì rồi phải không nào?
Cấu tạo của nền móng bè
Để có được móng bè vững chắc, khi thi công móng bè cần đảm bảo về mặt kết cấu như sau:
+ Lớp bê tông lót móng: Có độ dày trung bình 100mm, độ dày phụ thuộc phần lớn vào việc thiết kế móng bè trên đất nền yếu hay đất nền đảm bảo.
+ Chiều cao móng bè: Phổ thông nhất sẽ là 200mm, đây là chiều cao đủ đảm bảo an toàn được tính toán bởi các kỹ sư, phù hợp cho đa số dự án nhà ở thông thường.
+ Kích thước của dầm móng bè: Trung bình sẽ dao động trong khoảng 300 x
+ Thép dầm móng: Sử dụng dạng phổ thông thép dọc 6Φ(20-22), thép đai Φ8a150 để đảm bảo an toàn cho cả công trình.
+ Thép bản móng: Sử dụng thép tiêu chuẩn 2 lớp thép Φ12a200.
Khi đã hiểu cấu tạo móng bè là gì thì nhất định bạn cũng phải nắm được thông tin về kết cấu. Hãy tiếp tục tìm hiểu bằng cách xem ngay những nội dung phía sau.
Kết cấu móng bè
Kết cấu móng bè được phân chia theo từng khu vực
Về kết cấu nền móng bè sẽ được tính toán phân chia theo từng khu vực để đảm nhất về độ an toàn cũng như tiết kiệm chi phí. Nếu một dự án xây dựng nhà ở có kích thước 5m x 5m nặng 50 tấn lựa chọn móng bè để thi công thì khí đó kết cấu móng bè có độ chịu lực được tính như sau:
Trọng lượng công trình / Diện tích công trình = 50 tấn / 25 mét vuông cho kết quả 2 tấn. Như vậy kết cấu xây dựng móng bè ở đây là khả năng chịu lực 2 tấn trên một mét vuông.
Tuy nhiên nếu móng bè được hỗ trợ bằng cột thì khả năng chịu lực sẽ được tăng lên đáng kể. Ví dụ với công trình trên nếu có thêm 4 cột 1 x 1m thì tổng diện tích móng khi đó sẽ là 4 mét vuông và đương nhiên hiệu suất trên mặt đất khi đó sẽ là 50/16, rơi vào khoảng 12,5 tấn / mét vuông. Như vậy là tổng diện tích móng vô tình được tăng lên, từ đó làm giảm đáng kể sức cản của mặt đất lên công trình. Nếu bạn là người đã biết được bản chất của móng bè là gì thì bạn sẽ dễ dàng hiểu được cách tính kết cấu móng bè này.
Tiêu chuẩn khi thiết kế móng bè
Bất cứ một công trình dù lớn, dù nhỏ đều cần có những tiêu chuẩn nhất định về mặt kỹ thuật và móng bè cũng không ngoại lệ.
Tiêu chuẩn móng bè dựa dựa vào cấu tạo và hình dạng thiết kế
Thiết kế móng bè vốn có 4 dạng cơ bản và ứng với mỗi loại là tiêu chuẩn riêng biệt dưới đây:
- Móng bè vòm ngược: Phù hợp với các công trình có yêu cầu chịu độ uốn lớn. Với công trình có quy mô vừa bản vòm có thể lựa chọn cấu tạo gạch đá xây, độ võng vòm f=1/7l ~ 1/10 và bê tông e = (0.032 l + 0.03)m là tiêu chuẩn phù hợp nhất.
- Móng bè bản phẳng: Thông số tiêu chuẩn e = (1/6)l, trong khi đó khoảng cách phù hợp giữa các cột l <9m , tiêu chuẩn tải trọng khoảng 1000 tấn trên một cột.
- Móng bè kiểu hộp: Đây là kiểu móng bè tối ưu và phổ thông nhất vởi lẽ nó sở hữu khả năng phân bố đều lực nhất. Móng bè kiểu hộp phù hợp cho thiết kế nhà 2 tầng trở lên. Tuy nhiên móng bè kiểu hộp lại có trọng lượng khá nhẹ mặc dù có độ cứng tốt nhưng lại rất phức tạp nên cần sử dụng nhiều thép hơn.
- Móng bè kiểu sườn: Thông số tiêu chuẩn móng bè là gì khi lựa chọn kiểu sườn? Đó chính là e = (1/8)l ~ (1/10) , trong khi khoảng cách tiêu chuẩn giữa các cột là l >9m. Có 2 hình thức cấu tạo cơ bản cho kiểu móng bè sườn là lựa chọn sườn dưới tiết diện hình thang và sườn trên bản.
Lưu ý khi thi công nền móng bè
Khi thi công móng bè cần đặc biệt lưu ý khâu bảo quản móng. Cụ thể sau giai đoạn đổ bê tông, móng bè phải luôn giữ được độ ẩm tránh mưa thấm lâu gây ra hiện tượng xi măng chết, đồng thời tránh nắng nóng để mặt bê tông không bị rạn. Việc bảo quản móng bè sẽ mất khoảng 1-2 ngày cho đến khi bê tông thật sự kết dính và đã đảm bảo an toàn.
Thiết kế móng bè có nhiều lưu ý khi thi công
Thêm một lưu ý nữa, thiết kế móng bè trên đất nền yếu là phù hợp nhưng không có nghĩa là nền đất đó được phép thiếu ổn định hay có nguy cơ lún sụt. Khi thi công cần điều chỉnh độ lún đều, nếu không chiều dày của móng có thể sẽ bị sai lệch.
Khi thi công móng bè, các cọc là điểm quan trọng để truyền tải trọng lực công trình, chính vì vậy cần chú ý tới việc bố trí cọc phù hợp theo yêu cầu của công trình để tận dụng tối đa việc giảm nội lực trong bè một cách tối ưu và an toàn nhất.
Móng bè là gì? Bạn đã hiểu về móng bè và tầm quan trọng của móng thế nào nên hãy chọn đơn vị thiết kế, thi công uy tín. Đây chính là lưu ý quan trọng không thể bỏ qua đấy nhé!
Đơn vị thiết kế, thi công móng bè uy tín
Trải qua nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực thiết kế nội thất, công trình, nhà ở nói chung và thiết kế thi công móng bè nói riêng tính đến nay Movic đã thực hiện hơn nghìn dự án lớn nhỏ. Công ty Movic tự hào là đơn vị uy tín được nhiều khách hàng chọn gửi gắm niềm tin. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn thiết kế móng bè công trình, hãy liên hệ cho Movic.
Chúng tôi thiết kế bản vẽ móng bè trước thi công, cân đối và đo lường đảm bảo được sự an toàn cho cả công trình. Cam kết thiết kế chuẩn xác, hỗ trợ tư vấn xây dựng công trình. Thực hiện thi công đúng quy trình, đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Movic – Công ty thiết kế nhà đẹp số 1 Việt Nam sở hữu đội ngũ kiến trúc sư và đội ngũ thi công dày dặn kinh nghiệm, chinh phục mọi khách hàng khó tính nhất. Bên cạnh đó, chi phí thiết kế cũng được đảm bảo và báo giá trước khi thi công giúp khách hàng yên tâm hơn.
Movic cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết “móng bè là gì“, hãy liên hệ với Movic để nhận bản vẽ móng bè và tư vấn thi công nhanh chóng nhất.
Tham khảo thêm :