Móng băng hay móng nền, móng nhà chính là những kết cấu kỹ thuật cơ bản để xây dựng được một công trình, được bố trí nằm phần dưới cùng của toàn bộ công trình xây dựng. Có thể kể đến như các công trình xây dựng của một tòa nhà, xây cầu, đập nước…. nhằm đảm nhiệm chức năng, nhiệm vụ trực tiếp với toàn bộ tải trọng của công trình khi xây dựng đặt vào nền đất để đảm bảo công trình đó có khả năng chịu được sức ép lớn của trọng lực. Đối với từng các tầng lầu, mức độ của khối lượng các công trình khác nhau sẽ yêu cầu sự đảm bảo sức chịu đựng chắc chắn của công trình khác nhau.
Vậy ngay sau đây hãy cùng chuyên gia Movic đi sâu vào tìm hiểu xem Móng băng là gì? cũng như cấu tạo của móng băng với các vấn đề xoay quanh quy trình thi công của móng bằng ngày nay nhé!
Móng băng là gì? Có cấu tạo và kết cấu như thế nào?
Móng băng là gì?
Mục Lục
- Móng băng là gì? Đây chính là loại móng thường được thiết kế có hình dạng một dải trải dài, nhưng cũng có thể độc lập (hoặc được bố trí giao nhau theo hình chữ thập). Mục đích của móng bằng là dùng để đỡ được toàn bộ kết cấu, trọng lượng của cả tòa nhà.
- Tùy thuộc vào điều kiện địa hình, quy mô diện tích khác nhau cũng như độ bền, độ cứng, mức lún của đất ở khu vực đó mà người ta có thể đưa ra quyết định sử dụng các loại móng băng sao cho phù hợp, và nhằm đảm bảo được độ an toàn cao nhất cho công trình.
- Móng có thể là thuộc loại móng nông, đây là những móng dùng để xây trên hố đào trần, rồi được tiến hành lấp lại, chiều sâu dùng để chôn móng dao động khoảng dưới 2 đến 2,5m.
Hình ảnh móng băng trong một công trình cụ thể
- Khi đem ra so sánh với các loại móng khác như móng cọc, móng đơn, móng bè,… thì loại móng băng này được sử dụng xếp vào hàng khá phổ biến. Nguyên nhân chính của lựa chọn này là do các biện pháp thi công, tiến hành khá đơn giản, độ lún của nền đất đều hơn và tiết kiệm tối đa chi phí thi công. Nhưng trong quá trình xây nhà cũng cần tìm kiếm và chọn lựa các loại móng băng thật hợp lý, phù hợp với công trình và tiêu chuẩn móng băng có chiều rộng dao động từ bé hơn 1,5m, nếu có cấu tạo và kích cỡ sai lệch rất có thể dẫn tới tình trạng sụt lún nhiều hơn móng đơn thông thường.
Cấu tạo của móng băng
Cấu tạo móng băng theo phương
Thông thường cấu tạo móng băng thường được chia theo theo các phương thì gồm có 2 loại sau đây:
- Móng băng 1 phương: Là chỉ có 1 phương theo chiều ngang hoặc đó là 1 phương sắp theo chiều song song. Khoảng cách này còn được đánh giá tùy thuộc vào diện tích của toàn bộ ngôi nhà.
- Loại 2: Móng băng 2 phương – đây là loại móng băng mà có những đường móng được bố trí, sắp xếp giao nhau như là các ô cờ ở trong một bàn cờ lớn.
Móng băng theo phương gồm có 2 loại lớn
Cấu tạo móng băng theo độ cứng
Đối với cấu tạo móng băng khi chia theo độ cứng thường gồm 3 loại như sau:
- Loại móng băng cứng
- Loại móng băng mềm
- Loại móng băng hỗn hợp hay kết hợp
Lưu ý nhỏ là độ cứng ở đây có thể được hiểu tùy thuộc vào các loại vật liệu khác nhau như thép, bê tông, sắt,… hay với các loại băng cọc được đóng phía dưới móng nhà như các cọc: cọc cừ, cọc tràm, cọc bạch đàn…
Móng băng phân theo độ cứng
Cấu tạo móng băng cơ bản
Một cấu tạo móng băng cơ bản thông thường bao gồm các phần như sau:
- Móng băng có bao gồm các lớp bê tông móng lót, bản nền của móng chạy liên tục và có sự liên kết các móng thành một khối chung còn gọi là dầm móng.
- Lớp bê tông lót dưới này có độ dày dày 100mm.
- Kích thước của toàn bản móng phổ thông là 900-1200 x 350 (mm).
- Kích thước của dầm móng ở mức phổ thông là: 300 x 500-700 (mm).
- Thép của bản móng mức phổ thông là: Φ12a150.
- Thép của dầm móng mức phổ thông là:
- Thép loại dọc 6Φ(18-22)
- Thép loại đai Φ8a150.
Các thông số kể trên chỉ là những kích thước và những tiêu chuẩn hết sức cơ bản. Mọi người đừng quên việc có thể linh hoạt thay đổi theo độ dày hay với các loại thép khác nhau để sao cho thích hợp với từng nền đất ở mỗi địa thế yếu hay cứng khác nhau nhé.
Dù vậy trong cấu tạo móng băng cách làm móng theo phương lại rất phổ biến với 2 cách là móng băng 2 phương và móng băng 1 phương được áp dụng trong thi công, xây dựng rất nhiều các công trình.
Các bước thi công, bố trí thép băng cụ thể
Sau đây cách bố trí thép móng băng sẽ gồm có 4 bước lớn sau:
Các bước thi công cụ thể và chính xác nhất của móng băng
Bước 1: Giải phóng, tiến hành san lấp toàn bộ diện tích mặt bằng và chuẩn bị nguyên vật liệu
- Việc giải phóng cũng như san lấp mặt bằng được đánh giá là một khâu vô cùng quan trọng trong bố trí thép móng băng từ đó giúp ta xác định được một cách chính xác những khu vực cần thiết phải đóng cọc và các khu vực cần tạo móng băng. Tùy từng công trình lớn hay công trình nhỏ mà người ta nên tiến hành đào móng với độ sâu thích hợp khác nhau. Đừng quên một chú ý là không nên thực hiện đào móng mà lại đào quá sâu hay đào quá nông.
- Về vật tư cần chuẩn bị cơ bản nhất bao gồm thép, cát, đá, xi măng, cừ tràm, … nên chuẩn bị với số lượng đủ và tính toán một cách chi tiết các chi phí cũng như kết hợp các vật liệu khác nhau như kể trên theo đúng tiêu chuẩn, yêu cầu về móng băng trong công trình xây dựng.
Bước 2: Chuẩn bị cốt thép
- Công đoạn chuẩn bị cốt thép cũng là một trong những công đoạn vô cùng quan trọng trong cách bố trí thép móng băng. Đến bước này đừng quên phải tính toán một cách chính xác, tỉ mỉ và theo đúng yêu cầu thiết kế của bản vẽ công trình và lượng pha trộn các nguyên liệu cũng cần theo khối lượng tương ứng.
- Trước khi thi công móng băng cốt thép cần đảm bảo:
- Bề mặt của cốt thép phải sạch, trơn, không gỉ, không còn bám bẩn hay hiện tượng dính bùn đất.
- Các thanh thép tùy theo khối lượng mà cần đạt tiêu những chuẩn riêng về chất lượng. Hãy kiểm tra xem liệu thép có thể bị hẹp, bị giảm mặt tiếp xúc với diện tích không vì lý do các mối liên kết này không được phép vượt quá giới hạn quy định là 2% đường kính.
- Cốt thép phải được tiến hành gia công, uốn cũng như nắn thẳng sao cho có độ dẻo dai tốt nhất. Nên tiến hành sử dụng đối với những loại thép có thương hiệu tốt, uy tín chất lượng để đảm bảo chất lượng cho công trình.
Bước 3: Tiến hành đóng cốt pha
- Cốt pha vẫn luôn là 1 phần không thể thiếu trước khi bạn tiến hành quy trình đổ bê tông móng, nên hãy chọn lựa các loại cốp pha còn nguyên vẹn, không mục nát và đừng quên sử dụng đinh để gia cố các vị trí tiếp xúc lại với nhau nhé.
- Các thánh này sẽ được xếp chống lên thành đất, hãy kê lên trên của bề mặt những tấm gỗ với độ dày tối thiểu là 4cm nhằm làm giảm bớt đi phần nào lực xô ngang khi tiến hành quá trình đổ bê tông. Đối với tim móng và cột móng phải luôn được cố định ở một vị trí và xác định được các cao độ cho quy trình đổ bê tông móng.
Bước 4: Công tác thực hiện đổ bê tông
- Sau khi đã xong công tác chuẩn bị cho cách bố trí thép móng băng cũng như chuẩn bị cốt thép và có cốp pha hoàn chỉnh thì phần cuối cùng trong khâu này chính là đổ bê tông mặt móng.
- Quy trình đổ bê tông móng được coi là khâu cuối cùng của toàn bộ quy trình thi công mặt móng băng, quyết định đến sự thành công hay thất bại cũng như hiệu suất, hiệu quả của việc thi công công trình này.
- Công tác đổ bê tông có những điều bắt buộc phải đạt được theo quy chuẩn về những quy phạm xây dựng thiết kế nhà ở, các tiêu chuẩn kể trên phải đảm bảo cả về chất lượng, cũng như đảm bảo được bê tông phải đổ đầy, chắc cũng như quá trình đổ này không có lẫn tạp chất khác hay rác thải, chất bẩn cũng như việc trộn theo đúng quy cách.
- Các nguyên liệu như đá, cát để dùng trong việc trộn bê tông phải được chọn lựa một cách chính xác về kích cỡ hạt nhằm đảm bảo được cả về chất lượng và số lượng bê tông sao cho tốt nhất và không xuất hiện hiện tượng bong bóng trong các lỗ rỗng của sản phẩm bê tông khi đã ra thành phẩm.
Bài viết cùng chủ đề :
Giếng trời là gì? Cấu tạo và cách làm giếng trời trong nhà (Siêu Đẹp)
Biện pháp thi công móng băng
Những biện pháp thi công móng băng hay đó cũng là những lưu ý khi bạn làm móng băng ở trên nền đất yếu cụ thể như sau:
- Nền đất yếu ví dụ cụ thể là nền đất bùn, đất ven ao, ven sông, loại đất mà thường xuyên xảy ra các hiện tượng cũng như tình trạng sụt, lún, sạt lở hoặc sụt lún ở một diện tích rộng. Nền đất này thường xuyên có những biến động bởi những tác động từ phía tự nhiên và từ môi trường khí hậu bên ngoài.
- Trước khi chọn giải pháp làm mặt bằng móng băng ở trên nền đất yếu như kể trên, đừng quên phải khảo sát được chính xác các mức độ sụt lún. Mỗi năm ở đây có tình trạng sụt lún cao, thấp hay ở mức trung bình Từ đó, lựa chọn sử dụng các biện pháp gia cố ở trên nền móng trước như đóng cọc cừ tràm, cọc bê tông bằng cốt thép hay sử dụng các vật liệu khác nhằm giúp ổn định bề mặt của nền móng trước khi tiến hành xây dựng.
- Lưu ý tùy thuộc vào mỗi công trình khác nhau mà bạn nên lựa chọn mỗi loại móng băng khác nhau để giúp cho quá trình xây dựng ở các bước tiếp theo của công trình sẽ luôn được đảm bảo như ý muốn và đạt chất lượng cũng như hiệu quả cao.
Kết cấu móng băng nhà 3 tầng
Tham khảo kết cấu móng băng của nhà 3 tầng để từ đó có thêm những thông tin chính xác và chi tiết cần thiết nhằm có thêm kinh nghiệm trong quá trình chọn lựa cũng như xây nhà và để hiểu biết thêm về quy trình tiến hành thi công móng băng.
- Kết cấu của móng băng trong căn nhà 3 tầng sẽ có cấu tạo vô cùng tỉ mí với thiết kế chính xác bao gồm nhiều lớp bê tông được lót móng với nhau, bản móng này cũng được thiết kế chạy liên tục và có sự liên kết móng duy nhất thành 1 khối kiến cố. Chính nhờ vào việc liên kết này mà giữa các thanh thép ở vị trí ngang mới tạo nên một hệ thống xây dựng cho nền móng băng của căn nhà vững chắc và đúng với các quy trình kỹ thuật đã được đề ra khi thi công xây dựng.
- Đầu tiên của kết cấu móng băng khi đi xây dựng ngôi nhà 3 tầng là lớp bê tông lót với độ dày 100mm. Lớp bê tông lót này càng dày lại càng có lợi hơn cho công trình.
- Lớp đầu tiên có mục đính nằm tránh việc tiếp xúc của bề mặt thép lên nền của mặt đất vì đất điều này làm cho khả năng kết dính với bê tông sẽ không cao. Từ đó,, có thể ảnh hưởng tới chất lượng công trình như hiện tượng sụt lún, hiện tượng móng băng của căn nhà dễ bị xô lệch hay ở vị trí không đúng kích thước ban đầu theo như yêu cầu kỹ thuật.
- Kích thước của bản móng theo các kích thước phổ thông với nhà 3 tầng là 900-1200 x 350 (mm).
- Kích thước của dầm móng theo mức độ phổ thông của nhà 3 tầng là: 300 x 500-700 (mm).
- Thép bản của bản móng ở mức phổ thông là: Φ12a150.
- Thép của dầm móng ở mức độ phổ thông là: thép dọc 6Φ(18-22) và thép đai móng Φ8a150.
Lưu ý:
- Tất cả các số liệu nêu trên đều được đưa ra là các con số phổ biến đã được các chuyên gia Movic thống kê theo số đông đối với các mẫu thiết kế nhà 3 tầng. Không có nghĩa là bạn không được thay đổi số liệu, đây chỉ là số liệu tham khảo. Đối với mỗi công trình cụ thể của gia đình và đối với mỗi bản vẽ thiết kế khác nhau thì nên chọn những kích thước riêng sao cho phù hợp nhất với diện tích đất nền và bản vẽ ban đầu nhé.
- Chú ý đến vật liệu thép trong quá trình sử dụng ở phần móng băng hãy chọn loại thép có mức độ chống gỉ vào loại tốt nhất nhé. Nên sử dụng các loại theo này với số lượng đúng và sắp xếp đúng như trong thiết kế của bản vẽ công trình.
- Trong xây dựng cụ thể ở thực tế, móng băng vừa có thể là móng cứng, nhưng cũng có thể là loại móng mềm hoặc thuộc loại móng kết hợp. Trong nhà 3 tầng thì các loại móng này có thể được kết hợp linh hoạt để tạo nên sự đa dạng cho quá trình thi công xây dựng. Các yếu tố liên quan như vị trí địa lý, vị trí của nền đất cũng là một trong những tiêu chí hết sức quan trọng để có nền móng phù hợp.
Kết cấu móng băng nhà 3 tầng
Xử lý móng băng của nhà cấp 4
Xử lý nền để làm móng băng nhà cấp 4
- Để xử lý móng băng nhà cấp 4 ở trên nền đất yếu, người ta có thể dùng rất nhiều cách cũng như nhiều phương pháp như thay nền đất. Tuy nhiên đối với phương pháp này lại quá tốn kém vì chi phí cao và mất nhiều công sức cũng như thời gian. Chính vì vậy, các bạn có thể tìm cách thay một phần của nền đất trong nền yếu đó bằng các gối cát, hay khối đệm cát nhé. Sau đó hãy đem trộn, kết hợp với biện pháp sử dụng hình thức cơ học như: dư trấn, lực nén đất, nén nền,.. Cụ thể thì chúng ta chỉ cần cách đơn giản như là sử dụng phương pháp sau đây: ngoài nén, có thể sử dụng cọc không thấm hay sử dụng đầm nền bằng các loại máy chuyên dùng.
- Ngoài ra thì các bạn hoàn toàn có thể lựa chọn phương pháp thủy lực cụ thể như dùng các loại cọc thấm, các loại lưới thấm,…
Cách tính nhanh tải trọng truyền xuống móng
Sau đây là cách tính nhanh tải trọng truyền xuống móng trong quá trình xây dựng, thi công công trình:
- Công thức chung là tổng hợp trọng tải của các tĩnh tải, hoạt tải, mức gió, khả năng dư chấn động đất. Cách tính được các tổ hợp này lại cực kỳ mất nhiều thời gian, công sức. Chính vì thế, khi đem áp dụng vào thức tế, người kỹ sư có chuyên môn sẽ thường chọn những công thức tính nhanh để đảm bảo được độ chính xác lẫn thời gian.. Dưới đây là một công thức được tính toán nhanh và chính xác hơn,hãy tham khảo nhé:
Giả sử đi tính móng băng M7 là khoảng 1m2 thì dầm trần có trọng lượng là 1,1T
Giả định trên nền đất của mình đang có mức cường độ là R =15T/m2 ( đây được coi là loại đất tốt).
Từ đó sẽ tính được toàn bộ diện tích móng với công thức N/R
Sau đó hãy chọn 2 điểm chọn a và b của móng băng
N ở trên sơ đồ là: N=1,45 nhân 2,6 nhân 2 tầng nhân 1,1 = 8,3 T
Khi tính móng băng này hãy lấy khoảng 10T để tính
Hoặc cách tính khác như sau: lấy 1m2 sàn = 1T và cứ như thế có bao nhiêu tầng thì nhân lên với số lượng tầng, riêng đối với tải trọng mái thì hãy lấy bằng 50% của trọng tải 1 sàn thôi nhé.
Cách tính khối lượng bê tông móng băng
Sau đây là công thức cho cách tính khối lượng bê tông móng băng như sau:
- Hình lập phương của bê tông:
VBT = Số lượng toàn bộ cấu kiện nhân Chiều dài nhân chiều Rộng nhân chiều Cao
- Với các kiện ở mức độ phức tạp hơn:
VBT = Diện tích của toàn bộ các mặt bằng cấu kiện nhân Chiều cao kiện đó
- Diện tích các mặt bằng của cấu kiện nêu trên sẽ được chia về các hình cụ thể và đơn giản nhất để dễ tính toán với diện tích và tổng hợp lại.
Ví dụ: Cấu kiện bê tông mà có kích thước cụ thể là Cao: 1,5m; mặt bằng hình chữ nhật vvaf hình thang trong đó cụ thể là:
Hình chữ nhật: 1,2m – 2m; Hình thang là 2m – 1,4 m; chiều cao là 0,8m;
Công thức tính như sau:
VBT = ((1,2*2+(2+1,4)*0,8/2)) nhân 1,5 = 5,64 (m3)
Lưu ý: Công tác bê tông sẽ nằm rải rác toàn bộ công trình nên đừng quên tính toán thật tỉ mỉ nhé!
Trên đây là toàn bộ các thông tin xoay quanh móng băng là gì? Hy vọng các thông tin này hữu ích với quý khách hàng để từ đó chọn lựa cho công trình của mình một loại móng băng phù hợp. Đồng thời đừng quên áp dụng các công thức này một cách chính xác, cẩn thận để tránh sai sót. Bất kỳ thắc mắc nào đừng quên để lại ở ngay phía dưới comment, các chuyên gia Movic sẽ gửi tới bạn câu trả lời sớm nhất!