Khu vực phòng tắm, nhà vệ sinh là nơi ít được đầu tư, chú ý trong khi thiết kế và trang trí không gian sống bởi suy nghĩ của đa số người cho rằng không gian này thường ít gây ảnh hưởng đến vẻ đẹp tổng thể của ngôi nhà. Tuy nhiên, phòng tắm, nhà vệ sinh tuy là một không gian nhỏ nhưng lại chiếm một phần quan trọng không thể thiếu trong bất kỳ ngôi nhà nào. Nếu gia chủ không khéo léo trong việc thiết kế không gian sao cho hợp lý thì chắc chắn sẽ phá hỏng toàn bộ kiến trúc của ngôi nhà.
Hơn nữa, không phải gia đình nào cũng có thể sở hữu cho mình một không gian sống rộng rãi để có thể thuận tiện bố trí khu vực vệ sinh, nhất là tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh… là những nơi có quỹ đất rất hạn hẹp. Vậy làm thế nào để có thể thiết kế nhà vệ sinh nhỏ đẹp phù hợp với không gian sống không quá rộng rãi của gia đình, hãy cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết hôm nay của chúng tôi nhé!
Thiết kế, trang trí phòng tắm nhỏ sao cho vẫn đảm bảo được đầy đủ công năng sử dụng cũng như tính thẩm mỹ không phải là điều dễ dàng.
Xu hướng thiết kế nhà vệ sinh nhỏ đẹp
Mục Lục
1. Ít thiết bị và đồ nội thất
Một phòng tắm nhỏ đẹp là một căn phòng tối giản đi hầu hết những món đồ nội thất, những thiết bị không cần thiết và ít khi sử dụng đến. Việc tối giản đi những vật dụng này giúp cho căn phòng có thêm nhiều khoảng không gian hơn.
Đặc biệt, khi bạn hay bất cứ ai trong gia đình sử dụng nhà tắm, nhà vệ sinh, sự tối giản của các thiết bị sẽ giúp bạn có thêm không gian sử dụng, đồng thời, nó còn giúp “đánh lừa” cảm giác về không gian của bạn, khiến bạn cảm thấy căn phòng có kích thước rộng hơn so với thực tế.
Tối giản đị các thiết bị và vật dụng trong nhà tắm, nhà vệ sinh giúp không gian thoáng đãng hơn, tạo cảm giác căn phòng rộng hơn
2. Thiết kế đơn giản
Bên cạnh việc tối giản đi các thiết bị và nội thất, việc thiết kế những món đồ sử dụng trong nhà vệ sinh cũng là yếu tố cần được quan tâm. Với những phòng vệ sinh nhỏ, sự đơn giản của những vật dụng và thiết bị sẽ giúp không gian trở nên tinh tế hơn.
Thường thì những vật dụng có nhiều họa tiết hay trang trí phức tạp thường yêu cầu không gian quanh nó phải rộng rãi và có độ thoáng nhất định để có thể làm nổi bật thêm đường nét của chúng. Nếu sử dụng những thiết bị cầu kỳ hay gạch ốp có nhiều họa tiết trong không gian nhỏ hẹp sẽ khiến không gian trở nên chật chội và rối mắt hơn rất nhiều.
3. Sử dụng kệ treo tường
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng những kệ treo tường hay thiết bị treo tường như lavabo, vòi tắm, bồn cầu… cũng là một đặc điểm của những mẫu nhà vệ sinh nhỏ đẹp. Kệ treo tường giúp làm mở rộng thêm không gian phía dưới, từ đó, gia chủ có thể tận dụng thêm những khoảng không gian phía dưới để cất giữ một số món đồ ít sử dụng, làm cho căn phòng vệ sinh trở nên gọn gàng và ngăn nắp hơn.
Sử dụng những thiết bị treo tường giúp tận dụng được tối đa toàn bộ khoảng không gian nhỏ hẹp
4. Tận dụng không gian phía trên cánh cửa
Với một phòng tắm nhỏ thì bạn nên tận dụng thêm phần không gian phía trên cánh cửa làm nơi lưu trữ đồ dùng bằng cách lắp thêm một số kệ. Như vậy, gia chủ có thể sử dụng để đựng những vật dùng thường sử dụng như khăn tắm, giấy vệ sinh….
Nếu không muốn lắp kệ treo thì cũng có thể gắn lên trên cánh cửa những thanh treo để có thể treo quần áo hoặc khăn tắm, khăn mặt… Và nếu như ở phía cánh cửa đó có không gian đủ rộng và mức độ chắc chắn cao thì nên treo thêm một số phụ kiện hoặc giỏ đồ. Điều này góp phần làm gọn không gian phòng tắm một cách đáng kể.
5. Lưu trữ phía dưới bồn rửa mặt
Bồn rửa mặt thường chiếm diện tích khá lớn trong thiết kế phòng tắm. Bằng cách tận dụng không gian phía dưới bồn rửa mặt để lắp thêm kệ tủ hoặc các giá lưu trữ sẽ giúp tiết kiệm được không gian và có thêm không gian để chứa đồ. Ngoài ra, gia chủ còn có thể cân nhắc để sử dụng lavabo mini giúp tối ưu diện tích để không gian phòng tắm trở nên gọn gàng hơn.
Nguyên tắc thiết kế nhà vệ sinh nhỏ đẹp
Để thiết kế được mẫu nhà vệ sinh nhỏ đẹp mà không làm cho không gian bí bách, chật chội cần phải có sự hỗ trợ, tư vấn của những người có chuyên môn. Với các nguyên tắc bố trí, thiết kế phòng tắm, nhà vệ sinh nhỏ đẹp dưới đây sẽ mang đến cho bạn đọc những thông tin để phần nào có thể nắm được thiết kế của mẫu nhà vệ sinh ấn tượng cho mình, vừa đảm bảo mặt thẩm mỹ lại vừa đảm bảo phong thủy.
1. Hình dáng của phòng tắm và nhà vệ sinh
Không nhất thiết phòng tắm nhà bạn cần phải là hình chữ nhật mà nó có thể mang bất kỳ hình dáng nào như hình đa giác hay có hình dạng méo mó. Bởi nếu bạn nắm được hình dạng không gian phòng tắm thì sẽ dễ dàng định hướng được cách thiết kế và bố trí đồ dùng sao cho hợp lý nhất. Đây được coi là cách giảm thiểu chi phí chi xây nhà vệ sinh cho mọi gia đình.
Thường thì phòng vệ sinh nhỏ được bố trí tại những khu vực có diện tích sử dụng hẹp để tối ưu hóa được không gian sử dụng. Do vậy, nếu muốn phòng vệ sinh nhà mình trở nên gọn gàng và đẹp hơn thì nên bố trí những vật dụng có kiểu dáng và kích thước phù hợp với căn phòng đó.
Ví dụ một căn phòng có dạng hình chữ L hoặc hình chữ nhật hẹp thì mẫu bàn lavabo hình tam giác sẽ là sự lựa chọn phù hợp. Hoặc những căn phòng hình đa giác hoặc bị méo thì nên sử dụng kiểu bồn tắm được thiết kế riêng hoặc bồn tắm đứng để tiết kiệm không gian.
Sử dụng bồn tắm đứng hoặc bồn tắm được thiết kế riêng thích hợp với không gian phòng tắm nhỏ hẹp để tối ưu được không gian
2. Thiết kế lối vào và cửa của nhà vệ sinh
Khi thực hiện xây dựng nhà vệ sinh cũng như việc bố trí các thiết bị trong phòng, gia chủ cũng cần chú ý đến cả không gian để có thể thuận tiện mở cửa phòng một cách dễ dàng nhất. Với những nhà vệ sinh nhỏ, những mẫu cửa ra vào có kích thước nhỏ sẽ phù hợp và tiết kiệm được không gian khi đóng, mở cửa, hoặc cửa lùa cũng là lựa chọn rất thích hợp.
3. Vị trí của cửa sổ nhà tắm, nhà vệ sinh
Đặt cửa sổ trong nhà vệ sinh được coi là một cách hiệu quả giúp cho căn phòng được gọn gàng hơn. Cửa sổ trong nhà vệ sinh giúp lấy gió trời, ánh sáng tự nhiên từ bên ngoài khiến cho nhà vệ sinh được thông thoáng cũng như ngăn chặn được tình trạng ẩm mốc, gây các mùi khó chịu…
4. Thiết kế phần hệ thống chiếu sáng và quạt thông gió
Bổ sung hệ thống quạt thông gió và đèn chiếu sáng cho những căn phòng vệ sinh nhỏ ở góc khuất, khi không bố trí được cửa sổ cũng là một cách để phòng vệ sinh trông đẹp hơn. Sử dụng hệ thống đèn chiếu sáng vừa giúp người sử dụng có thể nhận biết dễ dàng vị trí của các thiết bị, vừa có tác dụng tăng cảm giác về không gian của căn phòng trông rộng hơn.
Nếu như đèn vàng mang đến cảm giác ấm áp cho căn phòng thì đèn trắng sáng sẽ khiến nhà vệ sinh trở nên tinh tế, lịch sự hơn, sẽ hoàn hảo hơn nữa nếu căn phòng được ốp gạch nền vàng nhạt hoặc trắng kem…
Hệ thống chiếu sáng là một yếu tố không thể bỏ qua khi thiết kế nhà vệ sinh nhỏ đẹp
5. Lựa chọn màu sắc của phòng tắm, nhà vệ sinh
Một cách vô cùng đơn giản và được nhiều gia đình lựa chọn sử dụng để làm không gian nhà vệ sinh trở nên rộng rãi hơn đó là việc sử dụng màu sắc cho căn phòng. Gia chủ có thể sử dụng sơn tường hoặc gạch sáng màu cho căn phòng tắm của gia đình. Màu sắc tươi sáng sẽ giúp cho căn phòng trông thông thoáng hơn, tránh sự chật chội, bí bách như khi sử dụng những gam màu tối. Những màu sắc tạo cảm giác không gian diện tích rộng hơn có thể sử dụng như trắng, trắng kem, be, xám be….
Những mẫu nhà tắm, nhà vệ sinh nhỏ hẹp với thiết kế đơn giản, hiện đại sử dụng gam màu trắng tạo cảm giác căn phòng thông thoáng hơn
6. Sử dụng gương lớn giúp mở rộng không gian
Sử dụng gương lớn trong nhà vệ sinh cũng là một trong những cách đơn giản và dễ dàng thực hiện để giúp cho không gian phòng tắm, phòng vệ sinh trở nên rộng hơn. Gương sẽ phản chiếu lại một phần trong phòng khiến chúng ta có cảm giác không gian nhà tắm, nhà vệ sinh lớn hơn so với thực tế. Đặc biệt, khi vận dụng đèn sáng và gương kết hợp một cách khéo léo sẽ giúp bạn cảm thấy giống như ở trong không gian vệ sinh của một khách sạn 5 sao vậy.
Các mẫu thiết kế nhà vệ sinh, nhà tắm hiện đại
1. Thiết kế nhà vệ nhỏ đẹp, đơn giản
Sử dụng những thiết bị vệ sinh rất sức đơn giản kết hợp với phần tường được ốp gạch trắng khiến cho không gian của căn phòng dường như rộng hơn rất nhiều so với diện tích thực tế của nó. Đặc biệt là một lọ hoa nhỏ được đặt tại bệ tường giúp cho không gian căn phòng bớt nhàm chán hơn, đồng thời, lọ hoa cũng giúp điều tiết không khí bên trong căn phòng được thông thoáng hơn.
Với kích thước nhỏ bé, gia chủ đã bố trí các thiết bị trong phòng một cách tinh tế để khiến cho không gian căn phòng được rộng hơn. Chiếc bồn tắm kết hợp tắm được được đặt ở góc trái của căn phòng, sử dụng vách kính để đảm bảo vệ sinh. Bên phía góc phải được bố trí bồn cầu cùng lavabo cỡ nhỏ. Điểm đặc biệt năm ở phần giá treo được thiết kế cong giúp tận dụng được tối đa không gian trống phía sau cánh cửa ra vào.
Bằng cách sử dụng gương cỡ lớn trong phòng tắm kết hợp cùng chiếc cửa sổ nhỏ để có thêm ánh sáng, phòng tắm nhà bạn sẽ luôn được thông thoáng và mát mẻ. Đặt thêm một chậu cây nhỏ ở trên phần giá treo góc tường vừa có tác dụng trang trí, vừa giúp thanh lọc không khí trở nên sạch sẽ hơn.
Một phòng tắm đơn giản và đầy tinh tế. Phần không gian được phân chia làm 2 phần chính là phòng tắm và khu vực vệ sinh. Hai khu vực này được ngăn cách nhau bởi một tấm kính lớn. Đặc biệt, hệ thống cửa sổ ở phòng có thể chiếu xuyên qua kính, tạo không gian căn phòng luôn tràn ngập ánh sáng và thoáng mát.
Dù có diện tích khá nhỏ nhưng mẫu nhà vệ sinh này vẫn có đầy đủ các tiện ích nhờ cách bố trí khéo léo và cách trang trí không gian phía trong phòng. Căn phòng thiên về chiều dài, gia chủ đã đặt bồn tắm chạy dọc với chiều dài căn phòng và song song với bồ vệ sinh. Ngoài ra, gia chủ còn sử dụng thêm một vách ngăn kính giúp đảm bảo vệ sinh nhưng vẫn không khiến cho không gian bị bó hẹp. Cùng với đó còn sử dụng thêm 2 giá tủ đồ đơn giản được đặt trên cao ở góc tường vừa giúp bảo quản đồ dùng khô ráo, vừa giúp tiết kiệm được diện tích căn phòng vốn đã nhỏ bé này.
2. Thiết kế nhà vệ sinh kiểu Nhật
Với phần tường được ốp màu xám ghi vân đá cùng hệ thống đèn chiếu sáng lớn được đặt sát gương khiến cho nhà vệ sinh của gia chủ ngập tràn sự tươi mới. Bên cạnh đó, hệ thống tủ dạng treo được thiết kế riêng cho từng vị trí càng tô điểm cho không gian đơn giản nhưng đầy đủ, tiện nghi này.
Sở hữu những gì tinh tế nhất từ thiết kế của Nhật Bản, mẫu phòng tắm này sử dụng những thiết bị vệ sinh được thiết kế nhỏ nhắn, vuông vức để có thể bố trí dễ dạng tại nhiều vị trí khác nhau. Lavabo có thiết kế hình chữ nhật đơn giản, bên dưới được bổ sung thêm một chiếc tủ đồ nhỏ vừa giúp ẩn đi phần đường ống đi bên dưới, vừa làm tủ đựng đồ trong nhà tắm.
3. Thiết kế nhà vệ sinh theo các tông màu sắc đa dạng
Với tông màu xanh và be làm màu chủ đạo cho không gian phòng tắm, gia chủ đã rất tinh tế khi bố trí từng khu vực riêng biệt để tạo cảm giác rộng rãi hơn khi sử dụng. Bồn tắm đứng cùng lavabo được bố trí lệch về bên phải, đối diện đặt bồn cầu. Ở khu vực chính giữa là hành lang và cửa ra vào. Gia chủ cũng sử dụng thêm một chiếc gương lớn đặt đối diện bồn cầu để phản chiếu lại không gian trống trong phòng tạo cảm giác phòng tắm trở nên rộng rãi hơn.
Với màu cam nổi bật, nếu không biết cách sắp xếp, bố trí hợp lý sẽ khiến cho không gian phòng tắm nhà bạn trở nên chật chội, bí bách hơn. Nhưng thiết kế trên đây lại mang đến một không gian mới mẻ, đầy phá cách mà không làm cho không gian phòng tắm bị nhỏ đi. Gia chủ sử dụng bồn tắm chéo màu trắng kết hợp cùng hệ tủ treo lệch góc hiện đại và gương lớn khiến cho căn phòng trở nên rộng hơn.
4. Thiết kế nhà vệ sinh nhỏ đẹp, phong cách hiện đại, sang trọng
Một căn phòng tắm nhỏ khác được bố trí cũng vô cùng hợp lý. Trong cùng của căn phòng là khu vực tắm vòi sen được ngăn cách bằng vách kính lớn với một cửa sổ trời nhỏ phía trên. Trong khi đó, khu vực bên ngoài được sử dụng để đặt bồn cầu và lavabo. Cả hai thiết bị này đều được đặt cùng một bên để có khoảng không gian trống đi lại. Đặc biệt, gia chủ còn sử dụng hệ tủ dạng treo 3 tầng đặt trên bồn câu giúp tối ưu được toàn bộ không gian của căn phòng.
Xung quanh tường phòng tắm được ốp gạch cỡ nhỏ vân đá giúp chống ẩm mốc tốt, tuy nhiên có thể tạo cảm giác bí bách nếu không được bố trí một cách khéo léo. Gia chủ đã sử dụng bồn cầu treo để tạo các khoảng trống lưu thông, đồng thời, sử dụng thêm một chiếc lavabo treo đơn giản và không gian bên dưới được tận dụng để một chiếc tủ đồ cỡ nhỏ.
Với một không gian phòng tắm, nhà vệ sinh không quá lớn, các nhà thiết kế đã nâng tầm cho căn phòng này hơn rất nhiều. Đầu tiên là sử dụng sàn gạch vàng chỉ trắng cùng đá ốp tường mặt trơn màu kem tạo nên vẻ ngoài sang trọng cho căn phòng tắm. Tiếp đó là hệ thống đèn trần vàng kem được bố trí với mật độ phù hợp làm cho căn phòng trở nên ấm áp. Ngoài ra, việc sử dụng những món đồ có thiết kế đơn giản màu trắng kem cùng hệ thống đèn chân bồn lavabo đã nâng tầm đẳng cấp cho căn phòng.
Với diện tích cũng không quá nhỏ tuy nhiên khi muốn bố trí dạng bồn tắm nằm, gia chủ cần phải phân chia không gian một cách hợp lý để căn phòng có được diện tích rộng rãi nhất. Ở căn phòng tắm này, gia chủ đã đặt bồn tắm nằm xoay ngang ở góc trong cùng của căn phòng. Tiếp đó là không gian vệ sinh chung cùng một bàn lavabo đặt âm tường theo cấu trúc phòng. Đặc biệt là hệ thống gạch được sử dụng màu sáng, cỡ lớn, kết hợp cùng hệ thống đèn led âm trần 5W khiến cho diện tích của căn phòng trở nên rộng rãi hơn.
Tận dụng các màu sắc tươi sáng trong thiết kế này tạo nên cảm giác rộng rãi và thông thoáng cho căn phòng. Mẫu nhà tắm này sử dụng gạch màu xanh dương nhạt dạng nhỏ kết hợp cùng gạch trắng tổ ong khiến cho không gian căn phòng rộng mở hơn. Một điểm độc đáo nữa là gia chủ đã tận dụng chiều dày của tường để chế tạo 2 ô tủ âm tường cùng một hệ tủ treo tại phía dưới bàn lavabo để tối ưu không gian một cách hiệu quả nhất.
5. Một số mẫu nhà vệ sinh khác
Nhà vệ sinh phong cách cổ điển – kiểu Roman
Nhà vệ sinh đầy đủ tiện nghi phong cách đồng quê
Nhà vệ sinh phong cách tối giản và sang trọng
Mẫu nhà tắm, nhà vệ sinh cao cấp
Bài viết hôm nay chúng tôi đã gửi tới bạn đọc những thiết kế nhà vệ sinh nhỏ đẹp. Hy vọng các bạn có được cho mình những thông tin hữu ích để có thể tự mình bố trí, sắp xếp sao cho hợp lý và phù hợp với không gian phòng tắm, nhà vệ sinh của nhà mình nhé!