Đài móng là gì? Có lẽ đây là một từ ngữ không còn quá xa lạ đối mọi người trong cuộc sống, từ người già đến trẻ nhỏ đều có thể biết. Tuy nhiên mức độ hiểu đến đâu thì còn tùy thuộc vào kiến thức của mỗi người. Bài viết Đài móng là gì sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cụ thể, tốt nhất để có hiểu chính xác và sâu sắc nhất về đài móng. Các bạn hãy theo dõi bài viết sau đây nhé!
Đài móng là gì?
Mục Lục
Theo như nghĩa thông thường thì đài móng là bộ phận liên kết các cọc với nhau và chúng có tác dụng phân bổ lực. Để giúp đảm bảo cân bằng lực cho toàn bộ bề mặt, diện tích phần nền móng của ngôi nhà. Có thể chia đài móng ra thành 2 phần: đài cứng và đài mềm.
Đài cọc là gì?
Để hiểu rõ hơn đài móng là gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về đài cọc là gì để hiểu rõ hơn về đài móng, vì giữa đài cọc và đài móng có mối liên hệ mật thiết với nhau.
Đài cọc là một bộ phận sử dụng dùng để liên kết các cọc lại và chúng có tác dụng phân bổ lực giúp căn nhà đảm bảo được cân bằng lực cho toàn bộ bề mặt, diện tích nên móng. Thường thì nó tạo thành một phần móng của tòa nhà, điển hình sẽ là một tòa nhà có nhiều tầng, chúng đóng vai trò kết cấu hay nâng đỡ cho các thiết bị nặng cân hơn. Khi phân tích hai khái niệm đài cọc là gì và đài móng là gì? Chúng ta dễ dàng nhận thấy được giữa chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, đi liền cùng nhau. Không thể tách rời giữa chúng được.
Kích thước chuẩn nhất của đài cọc
Khoảng cách từ trung tâm cột biên đến mép đài sẽ không nhỏ hơn đường kính của cột, thường thì đường kính hay chiều dài trung bình của cọc. Khoảng cách sẽ tính từ cọc tới mép đài không được nhỏ hơn 150mm.
Bề rộng bản đáy đài móng hai hàng hay đài cọc một hàng sẽ không nhỏ hơn 2 lần đường kính hoặc chiều dài cạnh cọc và cũng không nên nhỏ hơn 600mm. Xét về độ dày của đài móng cọc bên phải thì chúng ta phải căn cứ vào yêu cầu của kết cấu bên trên mới xác định được. Khi đài có hình côn, độ dày của bên mép đài cũng sẽ không được nhỏ hơn 300mm.
Hình dáng của đài móng
Đài móng có rất nhiều hình dáng khác nhau, tùy thuộc vào từng công trình và nền móng khi xây dựng mà sẽ có hình dáng đài móng phù hợp. Có thể đó là hình tròn, hình côn hay hình tam giác và rất nhiều dạng khác nhau nữa.
Hình dáng của đài móng ảnh hưởng rất lớn đến kết cấu của toàn bộ công trình đó. Vì nếu như bạn chọn một loại đài không phù hợp với các loại cọc sẽ khiến sức bền của cả nền móng đó yếu đi.
Phân loại đài móng
Như đã nói ở trên, đài móng được chia thành 2 loại đó là đài cứng và dài mềm. Hoặc phân chia theo kích thước thì sẽ có đài thấp và đài cao.
Nên cần phải tính toán sức bền của toàn bộ công trình thi công để có thể lựa chọn loại đài móng tương ứng, để có biện pháp thi công đài móng đạt được hiệu quả tốt nhất.
Cách bố trí thép đài móng cọc
Đây là một trong những cách bố trí cần sự khoa học, giúp cho bê tông cốt thép có kết cấu được vững chắc và tiết kiệm được chi phí bỏ ra mua nguyên liệu sắt thép phục vụ cho công trình. Để bố trí thép đài móng cọc, ta phải thực hiện những bước cơ bản sau đây:
Cần chuẩn bị mặt bằng thi công
Bước quan trọng đầu tiên không thể thiếu đó chính là khảo sát địa chất, bước này yêu cầu cần sự chặt chẽ trong quá trình chuẩn bị mặt bằng để thi công móng cọc. Công tác này có tác dụng giúp chúng ta đánh giá được những điều kiện thuận lợi môi trường với công tác trong quá trình thi công.
Chuẩn bị mặt bằng bằng phẳng tạo cho chúng ta một điều kiện thuận lợi nhất cho cả quá trình thực hiện thi công.
Cần phải kiểm tra yêu cầu kỹ thuật của các loại cọc được dùng đến trong quá trình thi công. Loại bỏ những loại cọc không đảm bảo được yêu cầu về kĩ thuật. Để có thể đảm bảo chất lượng cho công trình chúng ta thi công.
Trình tự thi công biện pháp ép cọc bê tông cốt thép
Công tác chuẩn bị sẽ gồm:
– Cần phải kiểm tra thật ẩn thận khu đất mà ta tiến hành để thi công nhằm đảm bảo được mọi yêu cầu kỹ thuật cho sự an toàn trong quá trình công nhân thi công móng cọc.
– Xác định được vị trí mà chúng ta cần phải ép cọc vào.
– Các thiết bị máy móc dùng để thi công cần phải được kiểm tra cẩn thận và lắp đặt chúng theo đúng quy trình và vị trí của bản thiết kế, đủ để đảm bảo được công năng của các thiết bị và độ an toàn của người thực hiện thi công.
Quy trình ép cọc bê tông cốt thép
Bước 1:
– Đầu tiên cần tiến hành ép cọc C1, phải cực kì thận trọng khi dựng cọc vào các giá đỡ cọc để sao cho mũi cọc phải hướng về đúng vị trí của bản thiết kế, phương thẳng đứng của cọc không được nghiêng ngả đi hướng nào.
– Đầu trên của các thanh cọc ép phải được gắn vào các thanh định hướng của những thiết bị máy móc. Nhằm đảm bảo được về phương hướng và độ an toàn trong quá trình thi công ép cọc.
– Áp lực tăng một cách chậm dần đều để cọc C1 xuyên sâu vào trong lòng đất.
– Trong những trường hợp bị lỗi kĩ thuật, thanh cọc ép có thể bị nghiêng thì cần phải ngay lập tức dừng lại và căn chỉnh phù hợp nhất.
* Yêu cầu:
Lực ép của thiết bị phải đảm bảo các tác dụng sao cho đúng dọc trục tâm khi công nhân ép từ đỉnh cọc và tác dụng dần đều lên các mặt bên của cọc khi được ép, không gây ra bất kì một lực ngang nào lên cọc.
Các thiết bị máy móc khi tham gia quá trình ép cọc cần phải có người kiểm định thường xuyên về mọi mặt trong công tác chuẩn bị trước khi thi công. Để đảm bảo sự an toàn lao động cho người khi thi công.
Bước 2:
– Khi xong các bước 1 đến bước này chúng ta cần tiến hành ép các cọc ép tiếp theo (C2 nối tiếp với C1) đến độ sâu của thiết kế kết cấu móng nhà.
– Cần phải kiểm tra các bề mặt của hai đầu các đoạn cọc, sửa chữa phải thật bằng phẳng. Không chỉ vậy cần kiểm tra các mối nối và lắp dựng đoạn cọc vào đúng vị trí ép, sao cho tâm của đoạn cọc trùng với trục đoạn mũi cọc, độ nghiêng thì không được quá 1%.
– Gia tải lên cọc một lực ngay tại mặt được tiếp xúc, tiến hành hàn nối theo quy định của bản thiết kế kết cấu của móng nhà.
– Sau đó lại tiếp tục ép cọc C2, cần tăng dần áp lực để cọc xuyên vào lòng đất với vận tốc không quá 2cm/s.
– Trong quá trình thi cong không nên dừng mũi cọc trong đất sét dẻo cứng quá lâu, nó sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến các mối hàn ép.
– Một khi độ nén tăng đột ngột thì có nghĩa là mũi cọc xuyên đến các lớp đất đã cứng hơn, lúc này cần giảm tốc độ ép cọc để cọc có thể xuyên từ từ vào lớp đất cứng và giữ lực ép trong phạm vi được cho phép.
Những hiện tượng có thể sẽ bắt gặp phải khi lực nén bị tăng đột ngột:
– Mũi cọc xuyên vào lớp đất đá khiến chúng bị cứng hơn.
– Mũi cọc gặp phải các vật cản trong quá trình thi công.
– Thậm chí cọc có thể bị xiên, mũi cọc tì vào gờ nối của các cọc liền kề.
Khi chúng ta gặp phải những hiện tượng như trên, nhà thầu cần phải báo cho đơn vị thiết kế để có biện pháp xử lý nhanh và đúng nhất.
Bước 3:
Khi đoạn cọc cuối cùng đã được ép khi đến mặt đất, thiết bị máy móc đã được dựng đoạn cọc lõi thép chụp vào đầu cọc rồi thì tiếp tục ép cọc đến độ sâu của bản thiết kế.
Bước 4:
Sau khi ép cọc xong tại một vị trí đã xác định, cần phải chuyển ngay hệ thống máy móc thiết bị đến các vị trí tiếp theo trong bản thiết kế để tiếp tục ép cọc khác.
Lúc này chỉ cần tiến hành công việc ép cọc giống như khi ép cọc (C1) ở bước đầu tiên đầu tiên.
Những quy định về sai số
Độ nghiêng của cọc sẽ không được vượt quá 1%.
Vị trí cao của đáy đài đầu cọc sai số nhất định phải lớn hơn 75mm so với vị trí của bản thiết kế.
Gia công cốt thép
Sửa thẳng, đánh gỉ
Cần sửa thẳng các loại cốt theo các hình dạng cụ thể, để cho việc sử dụng chúng trong tạo hình đài móng cọc sẽ dễ dàng hơn. Và thường thì có 3 cách uốn được dùng phổ biến nhất hiện nay:
Sửa thẳng
- Bằng búa: nhiệm vụ của các công nhân sẽ dùng búa đập các loại cốt thếp thành nhỏ và cong để dễ tạo hình hơn.
- Bằng máy uốn: các thanh thép có kích thước lớn, cứng và không thể dễ dàng uốn cong bằng các biện pháp thông thường hằng ngày thì ta sẽ dùng máy uốn. Máy uốn là lựa chọn hàng đầu lúc này, nó tránh được những trường hợp gây ảnh hưởng đến tốc độ thi công của công trình.
- Bằng tời: đây là biện pháp áp dụng cho các loại thép cuộc, có thể dùng gấp nếu không có tời.
Đánh gỉ
Biện pháp này có thể đánh bay các lớp gỉ trên thép, dễ dàng làm sạch bề mặt thép giúp tăng độ kết dính của các loại bê tông và cốt thép.
- Bàn chải bằng sắt: được đánh lên bề mặt cảu mọi loại cốt thép.
- Sức người qua các cát với nhiều hạt nhám: đây là cách vệ sinh nhanh chóng nhưng lại tốn quá nhiều sức lực trong quá trình thi công.
Cắt và uốn thép
Cần thực hiện cắt, uốn thép theo kích thước đã có sẵn trong bản thiết kế, cắt bằng các công cụ hiện có trong ngày nay như dao, hàn xì, máy cắt, tùy theo các loại đường kính khác nhau của các loại cốt thép mà chủ nhà thầu sẽ dùng các biện pháp khác nhau.
Tương tự, uốn cũng sẽ làm như vậy, dùng uốn để thép có hình dạng đúng yêu cầu của bản vẽ, thường thì người thi công sẽ dùng biện pháp uốn thường dùng là bằng tay, nhưng khi thép có kết cấu và độ cứng lớn thì sẽ thực hiện bằng dụng cụ hiện đại như máy uốn.
Uốn thép phải được thực hiện cực kì cẩn thận, các thép được uốn có hình dạng phải giống nhau, tạo nên một sự liên kết vững chắc, bền bỉ để giúp móng nhà được kiên cố hơn.
Nối cốt thép
Nối cốt thép chủ yếu dùng để nối các thanh thép đã được uốn sẵn, cắt ở trên thành một khối cơ bản theo đúng kích thước đã có trong bản vẽ. Đây có thể được gọi là thành phẩm thành hình cơ bản trước khi đưa vào sử dụng trong thi công.
Hàn, buộc cốt thép thành lưới và thành khung
Sẽ dùng các loại máy như hàn, dây buộc thép để buộc chặt các khối cốt thép đó lại với nhau, tăng khả năng cố định và tăng cường kết cấu của thép để từ đó đảm bảo được tiêu chuẩn chúng ta có thể sử dụng, làm nền nhà cho các công trình xây dựng vốn đang thi công.
4 bước nhìn như cơ bản ở trên nhưng đều phải được thực hiện bởi những người thợ có chuyên môn cao, đảm bảo được thép và cách thực hiện để có thể cho ra các nền móng cọc đủ tiêu chuẩn xây dựng công trình.
Lắp dựng cốp pha
– Khung cốt thép sau khi nối cần phải có sự bền chắc, không dễ dàng bị biến dạng hoặc hỏng hư nhanh chóng do tải trọng của bê tông.
– Ván khuôn cũng cần phải đạt tiêu chuẩn về đúng hình dạng và kích thước của bản thiết kế, lắp ráp theo đúng theo yêu cầu kĩ thuật để làm khung đỡ cho quá trình đổ bê tông.
– Cần có những biện pháp khắc phục mất nước xi măng khi lắp đặt vào các ván khuôn.
– Chân đỡ phải đạt các tiêu chuẩn, đúng với các mật độ, lắp đặt đúng theo quy cách vừa có thể đảm bảo được các yếu tố nâng đỡ trong quá trình công nhân thi công.
Một số lưu ý khi sử dụng đài móng
Hình dáng và kích thước của mỗi đáy đài móng phụ thuộc vào diện tích. Để có thể bố trí số cọc trong móng theo đúng những quy định về khoảng cách tối thiểu giữa các cọc với nhau.
Chiều sâu chôn đài sẽ phụ thuộc vào điều kiện của địa chất. Sẽ có thêm một số đặc tính cấu tạo của công trình như có thêm tầng hầm, hồ bơi….
Chiều cao đài do tính toán sẽ được quyết định, nhưng cần phải có trị số cần thiết nhất để đảm bảo độ ngàm của cọc trong đài.
Nếu có trường hợp đập đầu cọc để ngàm cốt thép vào trong đài,thì trước tiên cần phải đảm bảo chiều dài neo thép cột vào đài móng > 20 đối với thép có gờ và lớn hơn > 30 đối với thép không có gờ. Khoảng cách được tính từ mép đài đến mép hàng cọc ngoài cùng c ≥ 25cm đối với những công trình như cầu đường, thủy lợi và c ≥ 10cm đối các công trình dân dụng.
Khoảng cách mà từ tim cọc đến tim cọc gần nhau trong đài L ≥ 3d đối với cọc có ma sát và L ≥ 2d đối với cọc chống. Cốt thép trong đài có thể sử dụng thép 12÷14, bố trí với khoảng cách dao động từ 15÷25cm theo cả hai phương trong đài.
Đài móng là phần không thể thiếu để có thể tăng lực bền cho công trình trong quá trình xây dựng. Vì vậy mà cần phải tìm hiểu và tính toán thật chi tiết để lựa chọn được phương pháp gia cố móng bằng đài sao cho phù hợp nhất.
Đây là toàn bộ thông tin về Đài móng là gì, đây đều là những thông tin chi tiết nhất. Và mong rằng bài viết này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về đài móng. Cảm ơn đã quan tâm và theo dõi.
Bài viết cùng chuyên mục :
Giằng Tường Là Gì? Quy Định, Chức Năng Và Tiêu Chuẩn Khi Thiết Kế